banner redirect homepage

Lý thuyết chung về kim loại

I. VỊ TRÍ CỦA KIM LOẠI TRONG BẢNG TUẦN HOÀN

Kim loại

Nhóm (hoặc họ)

IA, IIA (trừ H)

IIIA (trừ Bo)

Một phần của nhóm IVA, VA và VIA

Các nhóm B

Họ lantan và actini

Nguyên tố

s

p

p

d

f


II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ CHUNG CỦA KIM LOẠI

1. Tính chất chung

Nguyên nhân: do các electron tự do gây ra

Tính dẻo

Tính dẫn điện, dẫn nhiệt

Tính ánh kim

Những kim loại có tính dẻo cao:

Au, Ag, Al, Cu, Sn, …

Các kim loại dẫn điện tốt nhất theo thứ tự giảm dần:

Ag, Cu, Au, Al, Fe, …

Hầu hết các kim loại đều có tính ánh kim

2. Tính chất riêng

Khối lượng  riêng

Nhiệt độ nóng chảy

Tính cứng

- Li có khối lượng riêng nhỏ nhất (nhẹ nhất)

- Osimi (Os) có khối lượng riêng lớn nhất (nặng nhất)

D < 5g/cm3 : kim loại nhẹ

D > 5g/cm3 : kim loại nặng

- Hg có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất (-39oC, là chất lỏng ở to thường)

- W có nhiệt độ nóng chảy cao nhất (3410oC)

- Cs là kim loại mềm nhất (độ cứng là 0,2)

- Cr là kim loại cứng nhất (độ cứng là 9)

Nhìn chung, một số tính chất riêng của kim loại phụ thuộc vào độ bền của liên kết kim loại, nguyên tử khối, kiểu mạng tinh thể, … của kim loại.

III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CHUNG

Đặc trưng của kim loại là tính khử : MMn++ne

1. Tác dụng với phi kim

Hầu hết các kim loại khử được phi kim thành ion âm

    2Cu + O2 → 2CuO

    2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3  

2. Tác dụng với axit

HCl, H2SO4 loãng

H2SO4 đặc, HNO3 đặc

Những kim loại đứng trước H có thể khử được ion H+

Ví dụ: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

Cu không phản ứng

Hầu hết các kim loại (trừ Pt, Au) đều khử được HNO3 và H2SO4 đặc

Cu + 2H2SO4 đặc → CuSO4 + SO2 + 2H2O

Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

* Al, Fe, Cr không tác dụng với H2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc nguội

3. Tác dụng với nước

- Những kim loại có tính khử mạnh như Na, K, Ca, … khử H2O dễ dàng ở nhiệt độ thường

     2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

4. Tác dụng với dung dịch muối

- Kim loại hoạt động mạnh hơn có thể đẩy được ion kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối

     Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

- Kim loại có tính khử mạnh (Na, K, Ca, Ba) tác dụng với nước ở điều kiện thường, nên không đẩy kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối.

Luyện bài tập vận dụng tại đây!

DÀNH CHO 2K6 – LỘ TRÌNH ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2024!

Bạn đăng băn khoăn tìm hiểu tham gia thi chưa biết hỏi ai?

Bạn cần lộ trình ôn thi bài bản từ những người am hiểu về kì thi và đề thi?

Bạn cần thầy cô đồng hành suốt quá trình ôn luyện?

Vậy thì hãy xem ngay lộ trình ôn thi bài bản tại ON.TUYENSINH247:

  • Hệ thống kiến thức trọng tâm & làm quen các dạng bài chỉ có trong kỳ thi ĐGNL
  • Phủ kín lượng kiến thức với hệ thống ngân hàng hơn 15.000 câu hỏi độc quyền
  • Học live tương tác với thầy cô kết hợp tài khoản tự luyện chủ động trên trang

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY