Lý thuyết về Chuyển đôi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo)
1. Lý thuyết
*Có hai cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
- Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị hay được vào sau từ hoặc cụm từ ấy.
- Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu đồng thời lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.
*Không phải câu nào có các từ bị, được cũng là câu bị động.
2. Ví dụ
- Chuyển câu chủ động thành câu bị động:
+ Lan vừa tặng tôi cuốn sách rất hay.
=> Tôi vừa được Lan tặng cuốn sách rất hay.
+ Người ta đã phá bỏ ngôi nhà ấy từ tháng trước.
=> Ngôi nhà ấy đã bị phá bỏ từ tháng trước.
- Các câu có từ bị, được nhưng không phải câu bị động:
+ Hôm sau, chúng tôi được đi Sa Pa.
+ Ông bị đau chân.
Luyện bài tập vận dụng tại đây!
DÀNH CHO 2K6 – LỘ TRÌNH ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2024!
Bạn đăng băn khoăn tìm hiểu tham gia thi chưa biết hỏi ai?
Bạn cần lộ trình ôn thi bài bản từ những người am hiểu về kì thi và đề thi?
Bạn cần thầy cô đồng hành suốt quá trình ôn luyện?
Vậy thì hãy xem ngay lộ trình ôn thi bài bản tại ON.TUYENSINH247:
- Hệ thống kiến thức trọng tâm & làm quen các dạng bài chỉ có trong kỳ thi ĐGNL
- Phủ kín lượng kiến thức với hệ thống ngân hàng hơn 15.000 câu hỏi độc quyền
- Học live tương tác với thầy cô kết hợp tài khoản tự luyện chủ động trên trang
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY