Nhân chia các số hữu tỉ
I. Các kiến thức cần nhớ
1. Nhân hai số hữu tỉ
Với x=ab;y=cd(b,d≠0) ta có: x.y=ab.cd=a.cb.d .
2. Chia hai số hữu tỉ
Với x=ab;y=cd(b,d≠0;y≠0) ta có: x:y=ab:cd=ab.dc=a.db.c
Qui tắc: Ta có thể nhân, chia hai số hữu tỉ bằng viết chúng dưới dạng phân số rồi áp dụng quy tắc nhân, chia phân số.
Ví dụ: 3,5.(−125)=72.−75=−4910
3. Tính chất
Phép nhân số hữu tỉ có các tính chất của phép nhân phân số:
+ Tính chất giao hoán: a.b=b.a
+ Tính chất kết hợp: (a.b).c=a.(b.c)
+ Nhân với số 1: a.1=a
+ Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng: a.(b+c)=a.b+a.c
+ Mỗi số hữu tỉ khác 0 đều có một số nghịch đảo.
Chú ý: Thương của phép chia số hữu tỉ x cho số hữu tỉ y (y≠0) gọi là tỉ số của hai số x và y. Kí hiệu là xy hay x:y
II. Các dạng toán thường gặp
Dạng 1: Nhân chia các số hữu tỉ
Phương pháp:
Viết các số hữu tỉ dưới dạng phân số
Áp dụng qui tắc nhân-chia phân số
Rút gọn kết quả nếu có thể
Dạng 2: Thực hiện phép tính. Tính giá trị biểu thức
Phương pháp:
+ Nắm vững các qui tắc thực hiện phép tính, chú ý đến dấu kết quả.
+ Đảm bảo thứ tự thực hiện phép tính.
+ Chú ý vận dụng các tính chất trong trường hợp có thể
Dạng 3: Tìm x
Phương pháp:
Tìm mối quan hệ giữa các số hạng, thừa số trong phép tính. Thực hiện các phép nhân chia, cộng trừ các số hữu tỉ để tìm x.
Luyện bài tập vận dụng tại đây!
DÀNH CHO 2K6 – LỘ TRÌNH ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2024!
Bạn đăng băn khoăn tìm hiểu tham gia thi chưa biết hỏi ai?
Bạn cần lộ trình ôn thi bài bản từ những người am hiểu về kì thi và đề thi?
Bạn cần thầy cô đồng hành suốt quá trình ôn luyện?
Vậy thì hãy xem ngay lộ trình ôn thi bài bản tại ON.TUYENSINH247:
- Hệ thống kiến thức trọng tâm & làm quen các dạng bài chỉ có trong kỳ thi ĐGNL
- Phủ kín lượng kiến thức với hệ thống ngân hàng hơn 15.000 câu hỏi độc quyền
- Học live tương tác với thầy cô kết hợp tài khoản tự luyện chủ động trên trang
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY