Phân tích đoạn thơ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
Với Nguyễn Đình Chiểu, nhà thơ lớn của đất Đồng Nai, bên cạnh những bài văn tế, bài thơ sục sôi quân cướp nước, chứa chan tình yêu nước thương dân trong cảnh li loạn; là những truyện thơ nêu cao nhân nghĩa, đạo lí làm người. “Truyện Lục Vân Tiên'' đã làm cho tên tuổi Đô Chiểu trở thành bất tử. Trung, hiếu, tiết, nghĩa đã chiếu sáng lung linh những vần thơ đẹp:
“Trai thời trung hiếu làm đầu,
Gái thời tiết hạnh là câu trau mình".
Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga là hai nhân vật trung tâm của truyện thơ sáng ngời trung hiếu, tiết hạnh.
Đoạn thơ "Lục Vân Tiên đánh cướp" là một trong nhưng đoạn thơ hay nhất của tác phẩm, tiêu biểu cho bút pháp tự sự của Nguyễn Đình Chiểu. Nhân vật Lục Vân Tiên được khắc họa thành mẫu người anh hùng, lí tưởng tuyệt đẹp: lòng thương người, dũng cảm và vị nghĩa cao cả.
Lòng thương người là đức hạnh tốt đẹp nhất của Lục Vân Tiên. Từ giã thầy, chàng xuống núi, hăm hở về kinh đô ứng thí. Lộ trình đầy gian nan. Giữa đường, Lục Vân Tiên bất ngờ gặp nhân dân dắt díu nhau chạy trốn, tiếng kêu khóc vang lên thảm thiết. Chàng đã ân cần hỏi han sự tình đầu đuôi và quyết ra tay đánh cướp đê cứu dân lành thoát khỏi cảnh đau thương, nước sôi lửa bỏng:
"Tôi xin ra sức anh hào,
Cứu người cho khỏi lao đao buổi này”
Căm giận lũ bất lương, Lục Vân Tiên sôi sục lên án hành động dã man của chúng. Chàng đã đứng về phía nhân dân, quyết bảo vệ dân:
"Kêu rằng: bớ đảng hung đồ,
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân".
Đạo lí của nhân dân ta rất đẹp “Thương người như thể thương thân". Lục Vân Tiên đã hành động vì tình thương bao la ấy.
Tình thương người đã làm cao chí khí và lòng dũng cảm cho người thư sinh họ Lục. Lũ cướp rất đông và đáng sợ gươm giáo sáng ngời. Tướng cướp Phong Lai "mặt đỏ phừng phừng" đầy sát khí. Hắn dữ tợn và có sức khoe muôn người khôn địch! Giữa vòng vây của lũ cướp, không một tấc sắt trong tay, một mình với cành cây làm gậy, Lục Vân Tiên đã dũng cảm đánh cướp. Đột kích bên tả, xung phong bên hữu, chàng tung hoành giữa bọn cướp. Chúng bị đánh tơi bời. Bọn lâu la đã khiếp đảm quăng gươm giáo bỏ chạy tan tác. Tướng cướp Phong Lai bị tiêu diệt. Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã so sánh Lục Vãn Tiên đánh cướp với chiến công của hổ tướng Triệu Tử Long phá vòng vây Dương Đang thời Tam quốc để ca ngợi tinh thần quả cảm của người anh hùng vị nghĩa: