Tính chất hóa học của bazơ
I. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI
- Bazơ là hợp chất mà phân tử gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (OH).
- Hóa trị của kim loại bằng số nhóm hidroxit
- Tên bazơ = tên kim loại (thêm hóa trị, nếu kim loại có nhiều hóa trị) + hiđroxit
Ví dụ:
NaOH: Natri hiđroxit
Fe(OH)3: Sắt (III) hiđroxit
- Dựa vào tính tan của bazơ trong nước, người ta chia bazơ thành 2 loại:
+ Bazơ tan được trong nước tạo thành dung dịch bazơ (gọi là kiềm):
Ví dụ: NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, LiOH, RbOH, CsOH, Sr(OH)2.
+ Những bazơ không tan:
Ví dụ: Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3…
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1. Tác dụng với chất chỉ thị
- Làm quỳ tím chuyển sang màu xanh
- Làm dung dịch phenolphtalein chuyển sang màu đỏ
2. Tác dụng với oxit axit
- Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước
Ví dụ:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O
6KOH + P2O5 → 2K3PO4 + 3H2O
3. Tác dụng với axit
- Bazơ tác dụng với axit tạo muối và nước
Ví dụ: Ca(OH)2 + 2HCl → CaCl2 + 2H2O
4. Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy
Ví dụ: Cu(OH)2 CuO + H2O
màu xanh màu đen
NaOH không bị nhiệt phân vì NaOH tan.
Luyện bài tập vận dụng tại đây!
DÀNH CHO 2K6 – LỘ TRÌNH ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2024!
Bạn đăng băn khoăn tìm hiểu tham gia thi chưa biết hỏi ai?
Bạn cần lộ trình ôn thi bài bản từ những người am hiểu về kì thi và đề thi?
Bạn cần thầy cô đồng hành suốt quá trình ôn luyện?
Vậy thì hãy xem ngay lộ trình ôn thi bài bản tại ON.TUYENSINH247:
- Hệ thống kiến thức trọng tâm & làm quen các dạng bài chỉ có trong kỳ thi ĐGNL
- Phủ kín lượng kiến thức với hệ thống ngân hàng hơn 15.000 câu hỏi độc quyền
- Học live tương tác với thầy cô kết hợp tài khoản tự luyện chủ động trên trang
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY