banner redirect homepage

Phân tích chi tiết Về bài ca dao "Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…"

I. Điểm đặc biệt về hình thức nghệ thuật

- Những dòng thơ khác với dòng thơ bình thường, được kéo dài tới 12 tiếng.
- Hai dòng thơ dùng nhiều biện pháp tu từ:
+ Phép đối xứng (Đứng bên ni đồng - Đứng bên tê đồng; Mênh mông bát ngát - Bát ngát mênh mông).
+ Điệp từ, điệp ngữ: Đứng bên, ni đồng, tê đông, mênh mông, bát ngát.
- Những từ ngữ chỉ hình ảnh địa điểm hồn nhiên, mộc mạc đầy tính địa phương: ni, tê.
→ Gợi sự mênh mông, to lớn, tươi đẹp của cảnh; sự thay đổi vị trí góc nhìn của con người.

II. Mối quan hệ giữa cánh đồng và cô gái

- Cánh đồng mênh mông → Con người thay đổi nhiều góc nhìn như muốn ôm trọn cảnh.
- Cánh đồng mênh mông → Cô gái được so sánh với "chẽn lúa đòng đòng" → Sự trẻ trung, duyên dáng, tràn đầy sức sống.
- Cánh đồng mênh mông → Cô gái nhỏ bé, mảnh mai. Nhưng người con gái mảnh mai đó đã làm ra sự mênh mông của cánh đồng. 
- 2 câu đầu miêu tả thiên nhiên, sang đến 2 dòng cuối con người mới hiện lên làm cho cảnh có hồn hơn. 

III. Vấn đề bài thơ là lời của ai?

 - Bài có thể là lời của cô gái. → Lời tự khen thầm kín và hồn nhiên.

- Bài có thể là lời của chàng trai làng nào đó. → Ẩn sau tình cảm với cánh đồng quê hương là tình cảm lứa đôi kín đáo, tế nhị.

Luyện bài tập vận dụng tại đây!

DÀNH CHO 2K6 – LỘ TRÌNH ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2024!

Bạn đăng băn khoăn tìm hiểu tham gia thi chưa biết hỏi ai?

Bạn cần lộ trình ôn thi bài bản từ những người am hiểu về kì thi và đề thi?

Bạn cần thầy cô đồng hành suốt quá trình ôn luyện?

Vậy thì hãy xem ngay lộ trình ôn thi bài bản tại ON.TUYENSINH247:

  • Hệ thống kiến thức trọng tâm & làm quen các dạng bài chỉ có trong kỳ thi ĐGNL
  • Phủ kín lượng kiến thức với hệ thống ngân hàng hơn 15.000 câu hỏi độc quyền
  • Học live tương tác với thầy cô kết hợp tài khoản tự luyện chủ động trên trang

Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY