Bài 10: Luyện tập: MRVT về muông thú. Dấu chấm, dấu hỏi, dấu chẩm hỏi
I. Tìm hiểu về muông thú
- Muông thú: Thú rừng (nói chung)
- Ví dụ: voi, công, khỉ, gà rừng , kì nhông, chim gõ kiến, hổ, cáo, sóc, chồn, ….

II. Hoạt động của muông thú
- Công – múa, xòe đuôi
=> Con công đang xòe chiếc đuôi rực rỡ sắc màu.
- Chim gõ kiến – bay, đục thân cây
=> Chim gõ kiến đang đục thân cây.
- Khỉ - leo cây
=> Khỉ đang leo cây.
- Gà – gáy, chạy
=> Gà rừng đang gáy sáng.
- Kì nhông – bò
=> Con kì nhông đang bò lên phiến đá.
- Voi – huơ vòi
=> Con voi đang huơ vòi.
- Sóc - leo cây, tha hạt sồi.
=> Chú sóc nâu đang tha những hạt sồi về tổ.
- Hổ - rình mồi, bắt mồi.
=> Hổ đang ẩn nấp để rình mồi.
III. Dấu chấm
1. Tìm hiểu chung về dấu chấm
Dấu chấm dùng kể kết thúc câu kể (câu giới thiệu, câu miêu tả, câu kể sự việc,..)
2. Ví dụ:
- Mẹ em là giáo viên.
- Hoa cúc màu vàng.
- Bố em đang đọc báo.
IV. Dấu chấm hỏi
1. Tìm hiểu chung
Dấu chấm hỏi dùng để kết thúc một câu hỏi.
2. Ví dụ
- Bố đang làm gì thế?
- Khi nào thì mẹ về?
- Cục tẩy dùng để làm gì?
- Bố Ngọc là ai?
V. Dấu chấm than
- Chúng ta thường kết thúc câu bày tỏ cảm xúc, câu yêu cầu, đề nghị bằng dấu chấm than (!)
- Ví dụ:
+ Bình ơi, tớ nhớ cậu!
+ Ngọc ơi, tớ rất quý cậu!
+ Em hối hận quá!
+ Ngọc ơi, mở cửa giúp tớ nhé!
Luyện bài tập vận dụng tại đây!
DÀNH CHO 2K6 – LỘ TRÌNH ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2024!
Bạn đăng băn khoăn tìm hiểu tham gia thi chưa biết hỏi ai?
Bạn cần lộ trình ôn thi bài bản từ những người am hiểu về kì thi và đề thi?
Bạn cần thầy cô đồng hành suốt quá trình ôn luyện?
Vậy thì hãy xem ngay lộ trình ôn thi bài bản tại ON.TUYENSINH247:
- Hệ thống kiến thức trọng tâm & làm quen các dạng bài chỉ có trong kỳ thi ĐGNL
- Phủ kín lượng kiến thức với hệ thống ngân hàng hơn 15.000 câu hỏi độc quyền
- Học live tương tác với thầy cô kết hợp tài khoản tự luyện chủ động trên trang
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY