Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng
1. Điểm, đường thẳng, mặt phẳng

Quan sát hình vẽ trên ta có:
- Điểm HH thuộc đường thẳng dd, kí hiệu H∈dH∈d.
- Điểm II thuộc mặt phẳng (P)(P), kí hiệu I∈(P)I∈(P).
- Điểm GG không thuộc đường thẳng dd và không thuộc mặt phẳng (P)(P), kí hiệu G∉d,G∉(P)G∉d,G∉(P).
2. Các tính chất
- Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt.
- Có một và chỉ một mặt phẳng đi qua ba điểm không thẳng hàng.
- Nếu một đường thẳng có hai điểm phân biệt cùng thuộc một mặt phẳng thì mọi điểm của đường thẳng đều thuộc mặt phẳng đó.
- Có bốn điểm không cùng thuộc một mặt phẳng.
- Nếu hai mặt phẳng phân biệt có một điểm chung thì chúng còn có một điểm chung khác nữa.
Do đó: Nếu hai mặt phẳng phân biệt có một điểm chung thì chúng có một đường thẳng chung đi qua điểm chung ấy. Đường thẳng đó được gọi là giao tuyến của hai mặt phẳng .
- Trên mỗi mặt phẳng các, kết quả đã biết trong hình học phẳng đều đúng.
3. Cách xác định một mặt phẳng
Một mặt phẳng được xác định nếu ta biết nó đi qua:
- Ba điểm không thẳng hàng. (chẳng hạn mp(ABC),(ABC)mp(ABC),(ABC))
- Một điểm và một đường thẳng không đi qua điểm đó. (ví dụ mp(A,d)mp(A,d))
- Hai đường thẳng cắt nhau. (ví dụ mp(a,b)mp(a,b))
4. Giao tuyến của hai mặt phẳng
Giả sử (P),(Q)(P),(Q) là hai mặt phẳng phân biệt có điểm chung AA. Khi đó, (P),(Q)(P),(Q) có đường thẳng chung duy nhất aa đi qua AA. Đường thẳng aa được gọi là giao tuyến của hai mặt phẳng.
Đường thẳng aa được gọi là giao tuyến của hai mặt phẳng (P)(P) và (Q)(Q), kí hiệu a=(P)∩(Q)a=(P)∩(Q).
5. Các quy tắc vẽ hình, biểu diễn của hình không gian
- Hình biểu diễn của đường thẳng là đường thẳng, của đoạn thẳng là đoạn thẳng.
- Hình biểu diễn của hai đường thẳng song song là hai đường thẳng song song, của hai đường thẳng cắt nhau là hai đường thẳng cắt nhau.
- Hình biểu diễn phải giữ nguyên quan hệ thuộc giữa điểm và đường thẳng.
- Đường nhìn thấy vẽ nét liền, đường bị che khuất vẽ nét đứt.
6. Hình chóp và hình tứ diện

Định nghĩa: Hình chóp là một hình không gian gồm có một đa giác gọi là mặt đáy, các tam giác chung đỉnh gọi là mặt bên, đỉnh chung của các mặt bên đó gọi là đỉnh của hình chóp
Luyện bài tập vận dụng tại đây!
DÀNH CHO 2K6 – LỘ TRÌNH ÔN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC 2024!
Bạn đăng băn khoăn tìm hiểu tham gia thi chưa biết hỏi ai?
Bạn cần lộ trình ôn thi bài bản từ những người am hiểu về kì thi và đề thi?
Bạn cần thầy cô đồng hành suốt quá trình ôn luyện?
Vậy thì hãy xem ngay lộ trình ôn thi bài bản tại ON.TUYENSINH247:
- Hệ thống kiến thức trọng tâm & làm quen các dạng bài chỉ có trong kỳ thi ĐGNL
- Phủ kín lượng kiến thức với hệ thống ngân hàng hơn 15.000 câu hỏi độc quyền
- Học live tương tác với thầy cô kết hợp tài khoản tự luyện chủ động trên trang
Xem thêm thông tin khoá học & Nhận tư vấn miễn phí - TẠI ĐÂY